Nhà chung cư hiện nay đang được nhiều người có nhu cầu mua nhà ở lựa chọn cũng vì những lợi ích của nó. Tuy nhiên sẽ gặp không ít những bất cập của nhà chung cư nói chung và trong chính căn hộ của bạn nói riêng. Tiếng ồn là một trong những bất cập đó.
Tiếng ồn có thể hiểu là những âm thanh gây cho bạn khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bạn. Tiếng ồn trong nhà chung cứ rất đa dạng và “phong phú”, có thể quy tụ chúng về những loại âm thanh sau:
- Tiếng ồn do môi trường bên ngoài: Xảy ra khi khu chung cư của bạn mới hoàn thiện và nằm trong dự án quy hoạch đang còn dở, còn nhiều nhà chung cư khác trong dự án đang trong quá trình xây. Bạn sẽ chịu những tiếng ồn này phát ra từ xe tải chở vật liệu xây dựng, nhiều chung cư thường xây dựng về đêm nên âm thanh càng vang và rõ hơn. Loại tiếng ồn này không xảy ra lâu dài mà chỉ kéo dài trong khoảng thời gian khi thi công xây dựng nhà.
Tiếng ồn ngay chính trong nhà khi trẻ đùa nghịch
- Tiếng ồn trong nhà chung cư: Tiếng ồn này chủ yếu do con người gây nên. Nhà chung cư hiện nay được nhiều cặp vợ chồng trẻ lựa chọn nên thường có con nhỏ trong nhà. Tiếng đùa nghịch và tiếng khóc thét thường lớn và sẽ vang trong nhà chung cư. Đặc biệt trẻ em hay khóc về nửa đêm nên những tiếng ồn này thường gây khó chịu và mất ngủ. Một số loại tiếng ồn là tiếng khoan lắp điều hòa, tủ bếp, các thiết bị nội thất… của những nhà bên cạnh. Còn rất nhiều những tiếng ồn khác do ý thức con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường sống và sự riêng tư của bạn.
Đau đầu khi hàng xóm là những người quá yêu âm nhạc
- Tiếng ồn thường phát ra ở tầng trên và cùng tầng nhiều hơn là tầng dưới: Trong trường hợp bạn ở tầng dưới của một căn hộ mà tầng trên có người đang chơi bóng cách đó ba, bốn phòng, bạn sẽ cảm thấy tiếng ồn giống như đang đứng ở cùng một sàn. Toàn bộ tiếng ồn là do âm thanh truyền qua kết cấu, nhiều người nghĩ rằng nếu tăng độ dày của kết cấu sẽ ngăn được tiếng ồn. Tuy nhiên thực tế tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc chắc sẽ dễ dàng hơn truyền qua không khí khi tiếng ồn đó được tác động trực tiếp lên sàn nhà.
Hiện nay, việc thiết kế, cải tạo nội thất căn hộ trước khi vào ở được rất nhiều người chú trọng. Chủ nhà cần lưu ý đưa ra yêu cầu cách âm và chống ồn với các kiến trúc sư thiết kế để hai bên có những giải pháp hợp lý ngay từ giai đoạn đầu thiết kế. Đảm bảo được sự tiện nghi cho căn hộ của mình không chỉ ở đồ đạc nội thất mà cả môi trường sống, trong đó có môi trường âm thanh.
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn lời khuyên của 4 kiến trúc sư về các giải pháp chống ồn cho nhà chung cư:
Tiếng ồn trong chung cư bao gồm tiếng ồn âm thanh truyền qua không khí (từ tiếng động cơ xe ngoài đường, tiếng người nói, tiếng âm thanh phát ra từ thiết bị nghe nhìn và các máy móc khác). Tiếng ồn âm thanh truyền qua kết cấu nhà (từ tiếng va đập trực tiếp vào tường, sàn nhà này truyền qua kết cấu khung, tường, sàn chung của tòa nhà vào kết tường, sàn nhà khác. Ngoài ra riêng các căn hộ trên tầng cao (khoảng từ tầng 10 trở lên) còn chịu tiếng ồn do gió thổi mạnh qua khe cửa sổ hoặc cửa đi nếu các cánh cửa không kín khít.
Căn hộ ở tầng dưới chịu tiếng ồn truyền qua kết cấu nhà nhiều hơn các căn hộ tầng trên do gần đường giao thông hơn. Căn hộ ở tầng cao chịu tiếng ồn do gió thổi mạnh qua khe cửa hơn căn hộ ở tầng thấp.
* Biện pháp xử lý:
- Xử lý chống ồn: Đối với những căn hộ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn truyền qua kết cấu thì hiện nay chưa có biện pháp phổ biến nào hiệu quả, do âm thanh truyền qua kết cấu đặc rất nhanh và độ suy yếu bởi khoảng cách thấp hơn truyền qua không khí, trong khi cấu tạo của căn hộ lại được bao bọc bởi rất nhiều kết cấu đặc bao quanh là tường, trần, sàn. Những giải pháp lắp đặt trần thạch cao, trải thảm, ốp lên tường vật liệu xốp chỉ giải quyết vấn đề tiêu âm là chính (xử lý âm thanh nội bộ tự phát ra trong căn hộ, và giảm âm cho các căn hộ lân cận)
Giải quyết vấn đề cách âm cho căn hộ hiện nay, chủ yếu là cách âm truyền qua không khí: xử lý cửa (cửa đi và cửa sổ) kín không có khe hở, vật liệu làm cửa là vật liệu cách âm tốt
- Vật liệu cách âm tốt dùng cho cửa đi và cửa sổ: kính 2 hoặc 3 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ, gỗ dày hoặc nhiều lớp, gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỷ… và quan trọng là các cửa đã sử dụng vật liệu cách âm phải kín khít với khuôn cửa và tường ngăn.
- Vật liệu cách âm cho sàn nhà sàn gỗ có lớp lót xốp và dày, hoặc sàn gỗ lát trên khung xương (ván sàn có khoảng cách với kết cấu sàn bê tông), thảm dày có lớp lót (lớp underlay) dày.
- Vật liệu cách âm cho trần: trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín không có khe hở trên trần thạch cao.
Một điều quan trọng không kém trong việc giảm tiếng ồn trong chung cư, đó là mỗi gia đình khi đã sống trong chung cư cần tự có giải pháp tiêu âm, cách âm cho những khu vực gây ra tiếng ồn lớn của nhà mình để tránh gây ảnh hưởng đến các căn hộ xung quanh. Ngăn chặn 1 nguồn gây ồn dễ hơn nhiều so với việc xử lý chống ồn cho rất nhiều khu vực xung quanh nguồn gây ồn đó.
Trần thạch cao, sàn gỗ, tường sần và đồ nội thất rất tốt cho việc tiêu âm cho căn hộ này và giảm ảnh hưởng tiếng ồn cho căn hộ khác
Ngăn chặn đường truyền âm thanh
Để ngăn chặn đường truyền âm thanh có hai cách, thứ nhất là sử dụng kết cấu nặng và đặc, thứ hai là ngăn bằng khoảng không. Sử dụng kết cấu nặng và đặc ngăn được tiếng ồn thông thường, còn tiếng ồn tác động trực tiếp lên kết cấu thì sử dụng ngăn bằng khoảng không hiệu quả hơn. Vật liệu sử dụng hiệu quả thường phải là vật liệu đặc như tấm xi măng gỗ, gạch vữa, gỗ, tấm xi măng sợi…Thông thường đối với vách thạch cao, người ta làm hai lớp tấm thạch cao hai bên hệ khung và một lớp vật liệu cách âm ở giữa. Ngoài ra, kết cấu không liên tục, chẳng hạn như hệ khung đặt sole nhau hoặc hệ khung đôi cũng có tác dụng cách âm. Khoảng rỗng giữa hai lớp, tốt nhất là có thêm vật liệu hút âm. Vách thạch cao ngoài việc làm trần còn có thể sử dụng làm lớp tường bao tạo ra khoảng không cách âm để tăng khả năng cách âm của tường trong trường hợp nhà bạn gần đường có xe tải trọng lớn lưu thông thường xuyên.
Cách âm cho cửa sổ cửa đi cần lưu ý một số vấn đề sau. Xác định và xử lý các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được. Thường xảy ra ở khe cửa, cạnh cửa và cần gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Đối với cửa ra vào nếu có thể nên thiết kế thêm một không gian đệm như dạng tiền phòng thư giãn, việc này cũng hạn chế đáng kể cách âm và trong nội thất thì không gian này cũng khá hay.
- Việc các âm cho sàn nhà cũng tương tự như vậy, nên tạo khoảng đệm để hạn chế âm thanh lọt qua. Bạn có thể sử dụng những chất liệu tiêu âm tốt như thảm trải sàn nhà Nếu bạn dùng sàn gỗ thì khi thi công chú ý nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như sợi, cao su, một số vật liệu tiêu âm khác…
- Các thiết bị điện tưởng như đơn giản và không ảnh hưởng tới việc cách âm như nếu lắp đặt và thi công không đúng cách thì sẽ làm cho việc cách âm trở nên vô ích. Ổ cắm, hộp điện, hộp công tác thiết bị… cần được kiểm tra và thi công không nên đặt ở vị trí mặt tường kia mà nên trên một mặt tường. Nếu như khoét hai vị trí ở hai mặt tường trên một vị trí thì độ dày tường giảm đáng kể, như vậy việc cách âm của bạn trở nên vô ích. Đèn khi thiết kế âm trần chú ý đến các khe hở và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu, chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm được hiệu quả.
Với những ý kiến trên hi vọng có thể giúp bạn và gia đình, những người sống ở chung cư bị tiếng ồn làm phiền sẽ có thêm những kinh nghiệm và giải pháp chống ồn để cuộc sống được tốt hơn, môi trường sống cộng đồng vui vẻ và hòa nhập.
Tiếng ồn là một yếu tố rất quan trọng cần được quan tâm đúng mức khi mỗi gia đình có ý định sở hữu và chọn căn hộ chung cư để sinh sống. Khi sống trong một cộng đồng lớn gồm nhiều người thì việc có được sự riêng tư, yên ả nhưng lại vẫn có sự giao hoà với cộng đồng là yếu tố cần thiết.
Tiếng ồn trong chung cư như yếu tố “dương” vì nhờ đó mà bạn luôn có cảm giác về một cuộc sống cộng đồng lớn xung quanh, làm bạn bớt cô độc mỗi khi ở nhà một mình. Tuy nhiên cần có sự yên tĩnh như yếu tố “âm” để khi cần riêng tư bạn vẫn có được. Vì vậy nhà chung cư cần có giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Tiếng ồn trong nhà chung cư thường có một số loại như sau:
Tiếng ồn từ bên ngoài:
- Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông: Tác động từ xung quanh của toà nhà như xe cộ, các phương tiện giao thông đối với những toà nhà chung cư ở gần các trục đường chính đô thị, tiếng ồn này có thể diễn ra thường xuyên, cả ngày và đêm thậm chí đến từ các trục lộ giao thông lớn của thành phố.
- Tiếng ồn từ hoạt động sinh hoạt vui chơi của cả cộng đồng trong khu đô thị:
Từ sân trong của khu đô thị và không gian cộng đồng như sân chơi toàn khu nhà, các sân thể thao của cả khu đô thị, các khu sinh hoạt tập thể.
- Tiếng ồn từ cộng đồng và hoạt động khác của dân cư lân cận như tiếng ồn ào từ làng xóm, tiếng xưởng sản xuất, tiếng máy…đối với những toà nhà được xây đơn lẻ đan xen vào các khu dân cư có sẵn.
Tiếng ồn từ bên trong toà nhà
- Tiếng ồn từ khu vực hành lang chung tại mỗi tầng nhà, như tiếng đi lại, chuyện trò của những gia đình xung quanh, tiếng thang máy dừng…
- Tiếng ồn từ những khu mua sắm công cộng ở tầng dưới, sảnh chung, bãi đỗ xe. Những tiếng động này thường theo các trục kỹ thuật đứng của toà nhà truyền lên các tầng trên như thang máy, thang bộ hay ống đổ rác.
- Tiếng ồn từ hàng xóm láng giềng: Vì sống rất gần nhau và cùng trên cùng một kết cấu chung nên tiếng ồn từ các căn hộ bên cạnh sẽ ảnh hưởng rất rõ đến mỗi gia đình, ví dụ tiếng đóng đinh, sửa chữa đồ đạc tác động lên nền nhà, trần nhà, tường nhà. Đối với nhà lắp ghép thì dễ bị ảnh hưởng của âm thanh xuyên từ tầng trên xuống tầng dưới và ngược. Ngoài ra tiếng nhạc bật to, hay thậm chí la hét cũng có thể có tác động nhất định đến nhà xung quanh.
Tiếng ồn từ trong mỗi căn hộ
Đó là hiện tượng xuyên âm từ các phòng với nhau trong một căn nhà do có lỗ xuyên phòng hoặc gia chủ sử dụng vách ngăn chia bằng vật liệu nhẹ không đúng kỹ thuật dẫn đến hiện tượng xuyên âm giữa các phòng .
Tiếng ồn phát ra từ tầng trên sẽ ảnh hưởng lớn đến tầng dưới nhiều hơn bởi những hoạt động sống khi di chuyển của tầng trên sẽ tác động trực tiếp đến sàn nhà. Đối với những toà nhà chung cư lắp ghép thì ảnh hưởng còn lớn hơn.
Giải pháp để xử lý tiếng ồn cho mỗi căn nhà chung cư:
Phần tường bao công trình: Nên hạn chế xây quá mỏng, hạn chế xây bằng gạch lỗ tại các tường ranh giới giữa các căn hộ. Hạn chế việc đục lỗ thông gió không cửa xuyên tường bao ngoài. Nếu có hiện tượng truyền âm trực tiếp từ các căn hộ xung quanh thì có thể chọn giải pháp chống ồn bằng các cách âm như bông khoáng cách âm hoặc Polystyrene được kết hợp với vật liệu nhẹ như tấm xi măng cellulose.
Phần cửa bên ngoài: Nên làm bằng kính 2 lớp có lớp chân không chống ồn, cửa có cấu tạo gioăng cách âm cửa cấu tạo dễ đóng mở, khi đóng thì tính cách âm cao. Cửa ra vào và mở với hành lang chung cũng nên có tính cách âm cao.
Phần sàn nhà Có thể sử dụng các lớp lót cao su chống rung để gia cố nền nhà tránh âm thanh khi di chuyển trên sàn nhà.
Các giải pháp khác: Trồng cây xanh ở ban công cũng hạn chế tiếng ồn bên ngoài.
Khi sống trong các căn hộ chung cư chúng ta thường gặp phải các loại tiếng ồn sau: Tiếng ồn từ bên ngoài tòa nhà thường ảnh hưởng đến căn hộ qua cửa sổ và tường bao. Tiếng ồn từ tầng trên và tầng dưới căn hộ, ảnh hưởng đến căn hộ qua sàn và trần. Tiếng ồn từ khu vực công cộng, sảnh, hành lang giao thông chung, thang bộ ảnh hưởng đến căn hộ qua cửa ra vào, tường vách. Tiếng ồn từ các căn hộ bên cạnh, thường ảnh hưởng đến căn hộ qua tường vách. Tiếng ồn từ các thiết bị trong căn hộ và các hệ thống cơ điện của tòa nhà. Ngoài ra, âm thanh từ các không gian chung trong bản thân căn hộ như phòng khách, phòng ăn, bếp cũng ảnh hưởng đến độ yên tĩnh của các phòng ngủ.
Để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn từ tầng trên xuống chúng ta có thể sử dụng hệ thống trần giả vừa tránh được tiếng ồn vừa có tính thẩm mỹ. Để đóng trần, thông thường người ta thả đà trần và đóng tấm xi măng sợi hoặc sử dụng tấm trần nổi (trần thả).
Để tiếng ồn giảm đi trong sinh hoạt trong căn hộ cũng như giảm đi tiếng ồn ảnh hưởng đến tầng dưới chúng ta nên lựa chọn biện pháp can thiệp đến sàn nhà Nên lát sàn nhà bằng gỗ hoặc tấm xi măng thay vì lát bằng gạch men hay đá. Những khoảng hở giữa khung sàn gỗ hoặc lớp mút mỏng lót dưới nền khi sử dụng tấm sàn xi măng đều giúp tiêu âm tốt và còn tạo sự êm ái khi di chuyển.
Để tránh các loại tiếng ồn ảnh hưởng đến căn hộ qua hệ thống cửa không nên lắp các cánh cửa đối diện trực tiếp với nhau nhằm đảm bảo âm thanh không được truyền qua và lọt vào phòng. Chọn lựa các loại cửa cách âm bằng kính hoặc gỗ, ván nhân tạo đem lại hiệu quả cao. Khi lắp đặt cần chú ý hạn chế tối đa các khoảng hở, sử dụng đệm hoặc mối nối cao su để bảo vệ cửa và bịt kín các khe hở nếu có.
Đối với các cửa đi ra ban công, cửa sổ tiếp xúc với đường giao thông công cộng bên ngoài toà nhà, tuỳ điều kiện từng nhà có thể sử dụng 2 lớp cửa hoặc đơn giản hơn là dùng kính 2 lớp, một lớp khí trơ giữa 2 lớp kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Nhà chung cư là một không gian sống hiện đại, tiện nghi và ngày càng được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, do tất cả các không gian sống đều ở trên cùng một mặt bằng, các căn hộ có diện tích tiếp xúc nhau nhiều (bên trên, bên dưới, bên phải, bên trái) nên việc cách ly tiếng ồn, đảm bảo sự yên tĩnh cũng như riêng tư của mỗi căn hộ là nhu cầu không chỉ của riêng ai.
Các loại rèm, màn cửa cũng góp phần cách âm khá tốt và tạo tính thẩm mỹ cao
Ngoài ra ta có thể sử dụng thảm lót sàn để cách âm và giảm thiểu việc khuyếch đại âm thanh từ sàn nhà lên bàn ghế và các vật dụng khác.
Home »
Giải pháp xây dựng
,
Không gian sống
,
Kiến trúc đẹp
» Giải pháp cách âm cho nhà chung cư - Ứng dụng tấm xi măng giả gỗ Cemboard
Đăng nhận xét